Phân cấp xếp hạng dịch vụ Data Center theo Tier của Uptime Institute

Các trung tâm dữ liệu được phân cấp theo một tiêu chuẩn thống nhất nhằm định nghĩa miêu tả chi tiết những yêu cầu về cơ sở hạ tầng của một Data center theo các cấp độ an toàn hay độ tin cậy dữ liệu Tier 1, Tier 2, Tier 3 và Tier 4). Trong đó Tier 4 có yêu cầu thiết kế sở hạ và thiết bị mạng với mức độ dự phòng rủi ro đòi hỏi cao nhất 2N (yêu cầu thời gian hoạt động dự kiến – expected uptime, yêu cầu thời gian bạkup của các UPS dự phòng, yêu cầu về năng lực của hệ thống làm mát HAVC…)

Uptime Institute đã phân loại độ tin cậy của trung tâm dữ liệu theo các cấp tầng Tier 1, Tier 2, Tier 3 và Tier 4

Tier 1: Trung tâm dữ liệu Cấp 1 không cần dự phòng, backup. Chỉ cần 1 nguồn cấp duy nhất cho power supply và 1 hệ thống làm mát HAVC. Tier 1 cũng có thể thêm một số giải pháp như backup số liệu hoặc cần phải chạy redundancy cho chỉ vài thành phần của thiết bị… Thời gian hoạt động ổn định liên tục trong suốt 12 tháng là 99.671% expected uptime =99.671%) tức nó cho phép thời gian dừng hoạt động là khoản 28.8 giờ mỗi năm (downtime annually=28.8h). Tier 1 sử dụng cho các tổ chức, các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi cao

Tier 2: Trung tâm dữ liệu Cấp 2 cần dự phòng một số thiết bị quan trọng ở mức cao hơn tier 1. Nó cũng chỉ cần 1 nguồn cấp duy nhất (power supply) và 1 hệ thống làm mát HAVC  thêm các giải pháp backup số liệu, redundancy một số thành phần của thiết bị… Thời gian hoạt động ổn định liên tục trong suốt 12 tháng là 99.741% expected uptime =99.741%) tức nó cho phép thời gian dừng hoạt động là khoản 22 giờ mỗi năm (downtime annually=22h). Tier 3 sử dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp trung bình.

Tier 3: Trung tâm dữ liệu Cấp 3 buộc phải có nhiều nguồn cấp (power supply), nhiều hệ thống làm mát HAVC độc lập, và dự phòng 2N cho các thiết bị..   Vậy nên việc backup số liệu, redundancy thiết bị ở mức cao 2N là điều bắc buộc nhằm đạt được mục tiêu về thời gian hoạt động ổn định liên tục trong suốt 12 tháng lên đến 99.982% expected uptime =99.982%) tức nó cho phép thời gian dừng hoạt động chỉ khoản 1.6 giờ mỗi năm (downtime annually=1.6h). Việc bảo dưỡng, nâng cấp thiết bị yêu cầu phải online tức thực những việc này hiện mà không phải tắt thiết bị (hot replace)

Tier 4: Trung tâm dữ liệu Cấp 4 là một hệ thống Data center có thể nói là hoàn hảo! Tier 4 đòi hỏi phải backup, Redundany cho từng thành phần có trong hệ thống nhằm đạt được độ ổn định đến 99.995% tức thời gian downtime annually chỉ khoản 26.3 phút trong suốt một nắm hoạt động

Vậy tải giả VIETPRO giúp gì trong việc kiểm tra đánh giá năng lực thực tế của các Trung tâm dữ liệu?
Tải giả cho Trung tâm dữ liệu
Trung Tâm Dữ Liệu VNPT Q.7, TP. HCM
  1. Sử dụng tải giả nhiệt của Vietpro để giả lập kiểm tra đánh giá ban đầu năng lực thực tế của hệ thống làm mát (HAVC, CRAC, CRAH) theo các cấp độ yêu cầu của trung tâm dữ liệu. Việc giả lập kiểm tra này có thể mất từ 2 đến 4 tuần hoặc lâu hơn.
  2. Sử dụng tải giả AC 3 pha (hoặc 1 pha) để kiểm tra đánh giá ban đầu công suất thực của nguồn điện tổng cấp cho toàn bộ trung tâm dữ liệu. Tiếp đến sẽ phải kiểm tra công suất thực của các UPS dự phòng khi mất điện. Việc kiểm tra nguồn cấp chính, kiểm tra UPS dự phòng có thể kết hợp chung với tải giả kiểm tra nhiệt. Tuy nhiên sẽ không đáp ứng được các yêu cầu đối với các cấp Tier 3 và 4. Vietpro khuyến nghị nên dùng tải giả chuyên dụng.
  3. Sử dụng tải giả VPR D để 420 – – -, VPR D220 – – – …. để kiểm tra đánh giá dung lượng thật của các tổ ắc quy (baterry bank) của các UPS dự phòng trong các trung tâm dữ liệu có điện áp DC cao từ 220VDC đến 600VDC dung lượng từ 2.000AH đến 12.000AH. Cần lưu ý là việc kiểm tra bảo dưỡng đánh giá năng lực thực tế của các tổ ắc quy theo định kỳ cho các UPS là điều tối cần thiết nhằm tránh các trường hợp rủi ro do sập nguồn đột xuất mỗi khi mất điện 
Bài viết liên quan